ECU là gì? Vì sao là bộ phận quan trọng trên ô tô?
ECU là bộ điều khiển điện tử được ví như “bộ não” của xe ô tô, trang bị trên hầu hết các dòng xe ô tô hiện đại. Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng trên xe ô tô. Bất cứ chủ sở hữu ô tô nào cũng phải nắm vững những kiến thức quan trọng khi dùng xe. Và để tìm hiểu ECU là gì, hãy cùng xem ngay bài viết bên dưới.
Nội dung
ECU là gì?
*Xem thêm: Logo các hãng xe
ECU (Electronic Control Unit) là bộ tổ hợp vi mạch điện tử trang bị trên xe hơi để nhận biết, phân tích tín hiệu, sau đó chi phối toàn bộ hoạt động của động cơ. Để dễ hiểu hơn, ECU chính là phần hộp đen của xe. Nhiệm vụ của ECU chính là tiếp nhận thông tin, ghi lại hoạt động và quyết định quá trình làm việc của xe một cách hợp lý và hiệu quả nhất trong những tình huống khác nhau.
Ngày nay, công nghệ tinh vi được kết hợp dưới dạng điều khiển máy tính nhằm kiểm soát và đảm bảo hiệu suất của động cơ. Trường hợp chủ sở hữu can thiệp, thay đổi vật lý trên xe thì dữ liệu đó sẽ được ghi lại trong bộ nhớ máy tính điều khiển. Máy tính sẽ dùng dữ liệu đã được lưu lại để điều khiển động cơ hoạt động tối ưu nhất.
Tác dụng của ECU là gì?
*Xem thêm: AWD là gì?
ECU là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe ô tô. ECU trên ô tô có nhiều tác dụng khác nhau. Những tác dụng cực kỳ hữu ích cho xe ô tô đó là:
- Tiếp nhận mọi dữ liệu và thông tin của xe. Là cơ quan đầu não, có khả năng làm việc và ghi nhớ siêu việt, ECU có thể điều hành hoạt động, tiếp nhận mọi thông tin của xe từ bộ động cơ. Mọi hoạt động của xe đều do ECU kiểm soát và theo dõi, nhằm tạo ra sự ổn định, thống nhất trong vận hành của xe.
- ECU có thể điều khiển tất cả các hoạt động trên xe. Như tên gọi, bộ điều khiển điện tử này có quyền chi phối/điều hành mọi hoạt động của xe như: ga tự động, lực phanh ở các bánh xe, điều khiển nhiên liệu, góc phối cam, góc đánh lửa….
- Ngoài ra, cảm biến và ECU còn có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm tạo ra sự chính xác khi vận hành. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm thiểu các chất độc hại thải ra bên ngoài môi trường.
- Khả năng “bắt bệnh”. ECU có khả năng phát hiện ra lỗi hoặc những sự cố trên các động cơ một cách nhanh nhạy. Từ đó, chủ xe có thể tìm ra phương án và hướng giải quyết nhanh chóng và kịp thời.
- Khả năng đảm bảo an toàn. Trong hầu hết trường hợp khẩn cấp hoặc các tình huống nguy hiểm, ECU chính là “người hùng”. Nó có thể xử lý và can thiệp các sự cố hoặc trường hợp mất kiểm soát nguy hiểm.
Cấu tạo của ECU trên ô tô
*Xem thêm: Cảm biến tốc độ
Cấu thành ECU là các con chip máy tính đã được lập trình sẵn, giúp xử lý và kiểm soát dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả. Một số mẫu xe cao cấp, hạng sang có thể lắp đặt đến vài trăm con chip điện tử trong hộp ECU. Mục đích nhằm nâng cao hiệu suất vận hành của hệ động cơ.
ECU trên ô tô được tạo nên từ 3 bộ phận chính. Trong 3 bộ phận chính còn có thêm các bộ phận nhỏ hơn, cụ thể như sau:
Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong của ECU gồm 4 yếu tố nhỏ hơn là RAM, ROM, KAM và PROM. Mỗi chi tiết có vai trò khác nhau:
- RAM (Random Access Memory): có nhiệm vụ truy xuất ngẫu nhiên, dùng để lưu trữ thông tin mới ghi trong bộ nhớ và được xác định bởi bộ vi xử lý. RAM sẽ đọc và ghi lại các số liệu theo từng địa chỉ bất kỳ.
- ROM (Read Only Memory): tác dụng là lưu trữ thông tin thường trực. ROM được nhà sản xuất mặc định và cài đặt sẵn và không thể tiếp nhận thêm các thông tin chuyển vào từ bên ngoài. Vì vậy đây là nơi cung cấp mọi thông tin cho bộ vi xử lý.
- PROM (Programmable Read Only Memory): có cấu trúc tương tự như ROM. Điểm khác biệt của PROM và ROM chính là khả năng ghi nhớ và thu nạp các thông tin/dữ liệu từ bên ngoài, không phải thông tin mặc định từ nhà sản xuất. Ngoài ra, PROM có thể sửa đổi các chương trình điều khiển thông qua những lựa chọn khác nhau.
- KAM (Keep Alive Memory): nơi lưu trữ mọi thông tin mới nhất để cung cấp cho bộ vi xử lý. KAM còn thêm chức năng là duy trì bộ nhớ của xe khi động cơ ngưng hoạt động hoặc cả khi xe đã tắt máy xe. Tuy nhiên, không phải KAM sẽ tồn tại được mãi. Nó sẽ biến mất ngay khi bạn tháo nguồn cung cấp từ ắc quy đến máy tính.
*Xem thêm: Cruise control là gì?
Bộ vi xử lý (Microprocessor)
Bộ phận này có khả năng tiếp nhận tất cả thông tin và các tín hiệu khác nhau. Tín hiệu sẽ được truyền tải từ bộ nhớ trong của ECU đến vi xử lý. Khi nhận được thông tin, bộ vi xử lý sẽ cần có những tính toán hợp lý. Từ đó, bộ phận này có thể đưa ra những mệnh lệnh/yêu cầu chính xác nhất cho bộ phận khác. Vi xử lý là một bộ phận quan trọng, được xem như “cánh tay phải” của ECU.
Đường truyền BUS
Đường truyền BUS dùng để truyền, phát đi các số liệu và lệnh của ECU. BUS có vai trò truyền thông tin từ bộ vi xử lý tới các bộ phận một cách nhanh nhất.
Bộ điều khiển cho động cơ sử dụng loại phổ biến là 4, 8bit và cao hơn là 16, 32bit. Ngày nay, các dòng xe ô tô cần độ chính xác cao, khả năng xử lý nhanh và thông minh. Do đó, trên xe thường dùng bộ điều khiển 16 bit hoặc 32 bit.
Nguyên lý hoạt động của ECU trên ô tô
*Xem thêm: CrosSover là gì?
ECU hoạt động được là do cảm biến tốc độ của động cơ và các vị trí piston. Sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ hỗ trợ ECU xác định được thời điểm phun xăng, đánh lửa. ECU còn thực hiện quá trình tính toán để đưa ra các góc đánh lửa theo từng chế độ hoạt động khác nhau của từng động cơ, phụ thuộc vào các loại cảm biến hóa. Từ đó, ECU giúp nâng cao hiệu suất xe và bảo đảm khả năng tối ưu nhiên liệu.
ECU trên ô tô hoạt động theo 3 giai đoạn như sau:
Đầu vào
ECU ô tô thu thập thông tin từ các thiết bị cảm biến như: cảm biến tốc độ, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, tín hiệu bật, tắt và dữ liệu từ các mô-đun khác trong ô tô.
Xử lý
Sau khi thu thập dữ liệu, bộ xử lý của ECU bắt đầu xác định các thông số kỹ thuật theo chỉ dẫn của phần mềm được lưu trữ sẵn. Tiếp theo, ECU sẽ tính toán để đưa ra quyết định về hoạt động phù hợp cho từng bộ phận.
Đầu ra
ECU tiến hành các công việc điều khiển và quản lý tất cả hoạt động của động cơ thông qua việc tiếp nhận dữ liệu từ các cảm biến, bao gồm:
- Đưa ra lượng công suất chính xác nhằm đảm bảo động cơ vận hành hiệu quả.
- Kiểm soát độ rộng xung của kim phun nhiên liệu, từ đó điều chỉnh thời gian kim phun mở.
- Dựa trên tín hiệu nhận được từ cảm biến để quyết định thời điểm hoạt động chính xác của hệ thống đánh lửa.
- Dùng mô-tơ điều khiển bướm ga giúp các góc mở của bộ phận này đạt đến giá trị tối ưu.
Ngoài ra như đã đề cập, tác dụng của ECU là làm giảm khí thải ra môi trường. Hiện nay, tiêu chuẩn mới cho khí thải hạn chế ô nhiễm môi trường là EURO 5 – EURO 6. Trên các dòng xe ô tô ngày nay đều được trang bị thêm bộ hoá khử TWC (Three way catalyst). Thông qua cảm biến Oxy để xác định phần hoà khí tức thời của khí nạp nhằm điều chỉnh tỷ lệ hoà khí thích hợp ở từng điều kiện nhất định.
*Xem thêm: HUD là gì?
Dấu hiệu ECU bị hỏng
*Xem thêm: Cách phân biệt SUV và crosSover
Ngày nay, ECU có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của các dòng xe hơi hiện đại. Do đó, khi có bất kỳ vấn đề trục trặc nào xảy ra với ECU đều sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống động cơ, thậm chí phương tiện phải ngưng vận hành. Bên dưới là một số dấu hiệu thường gặp khi ECU bị hỏng:
Đèn báo lỗi động cơ (Check Engine) báo sáng
Lý do là vì ECU trên ô tô phát hiện các bộ phận cảm biến, mạch điện… có vấn đề. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi xảy ra do sự cố nhầm lẫn từ bộ điều khiển điện tử. Do đó, để xác định nguyên nhân chính xác, chủ xe nên quét các mã sự cố theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Động cơ bị trục trặc
Nếu ECU có sự cố, động cơ sẽ gặp phải một vài trục trặc như khó tăng tốc, chết máy… Bộ điều khiển điện tử thực hiện nhiệm vụ kiểm soát việc cung cấp nhiên liệu, nhờ vào quá trình đánh giá lượng vị trí bướm ga, khí nạp, trục cam và trục khuỷu. Do đó, khi bộ phận này bị lỗi, các kết nối diễn ra không liên tục với một hoặc nhiều cảm biến khác nhau. Cho nên khiến cho động cơ hoạt động không bình thường.
*Xem thêm: Xe suv là gì?
Hiệu suất động cơ kém
Quá trình điều chỉnh việc cung cấp nhiên liệu bị sai lệch, thời gian đánh lửa không chính xác, từ đó khiến động cơ bị giảm hiệu suất, xe bị ì và khó tăng tốc.
Xe khó khởi động
Việc này xảy ra khi ECU hoàn toàn bị hỏng, dẫn đến quá trình quản lý động cơ gián đoạn. Xe ô tô sẽ khó khởi động, thậm chí không thể vận hành được. Trong trường hợp này, chủ xe nên đưa phương tiện đến trung tâm bảo dưỡng để xử lý kịp thời.
Tiêu thụ nhiên liệu ở mức cao. ECU làm nhiệm vụ thông báo mức nhiên liệu chính xác cho quá trình đốt cháy. Nhiệm vụ đó nhờ vào việc theo dõi tải động cơ hiện tại, vị trí bướm ga… Khi một trong những giá trị này bị sai lệch sẽ khiến động cơ hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó, xe sẽ tiêu thụ nhiên liệu cao hơn bình thường.
Tiêu thụ nhiên liệu ở mức cao. ECU làm nhiệm vụ thông báo mức nhiên liệu chính xác cho quá trình đốt cháy. Nhiệm vụ đó nhờ vào việc theo dõi tải động cơ hiện tại, vị trí bướm ga… Khi một trong những giá trị này bị sai lệch sẽ khiến động cơ hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó, xe sẽ tiêu thụ nhiên liệu cao hơn bình thường.
*Xem thêm: Hybrid car là gì?
Lời kết
ECU trên ô tô rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của động cơ. Các bộ phận: lực phanh, trục cam, đánh lửa… đều phải thực hiện theo quyết định của ECU. đều phải thực hiện theo quyết định của bộ điều khiển điện tử này. Do đó, chủ xe ô tô nên thường xuyên đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra định kỳ. Từ đó giúp phát hiện và xử lý sớm những hư hỏng, đảm bảo an toàn khi lái xe.
*Xem thêm:Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô
Hãy nhanh tay đăng ký lái thử xe hoặc đặt cọc các mẫu xe ưng ý tại Hyundaicantho.org ngay hôm nay để không bỏ lỡ nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tại đây chúng tôi có:
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng và chi tiết về các dòng xe.
- Giá xe tiêu chuẩn & chương trình khuyến mãi mới – ưu đãi nhất.
- Hỗ trợ đăng ký lái thử tận nhà.
- Hỗ trợ mua xe trả góp (lên đến 85% giá trị xe) với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản.
- Tư vấn tận tâm, dịch vụ hậu mãi cực tốt
Hotline tư vấn 24/7: 0333.111.868
Trên đây là thông tin hữu ích về ECU là gì. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng về ô tô mà bạn cần đến.