ESP là gì? ESP có vai trò gì trên xe ô tô?
ESP là gì? ESP có vai trò gì trên xe ô tô? Hiện nay, hệ thống ESP được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là một trong những tính năng an toàn tiêu chuẩn được trang bị trên các dòng xe sang với mục đích tăng cường sự ổn định của xe từ đó giúp giảm thiểu được các nguy cơ xảy ra tai nạn khi điều khiển. Vậy ESP là gì và có thực sự quan trọng không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
- 1 ESP là gì?
- 2 Các tên gọi khác của ESP là gì
- 3 Cấu tạo của ESP là gì?
- 4 Vai trò của hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì
- 5 Hệ thống cân bằng điện tử xe ô tô (ESP) hoạt động như thế nào?
- 6 Cách nhận biết xe ô tô có trang bị hệ thống ESP là gì
- 7 Hệ thống cân bằng điện tử ESP có cần thiết đối với người dùng Việt hay không
- 8 So sánh các hệ thống cân bằng điện tử ESP/ ESC/ DSG/ VSA/ VSC/ VDC/ PSM trên thị trường hiện nay
- 9 Có lắp thêm cân bằng điện tử cho ô tô được không?
ESP là gì?
Hệ thống cân bằng điện tử ESP là tên viết tắt của cụm từ ‘Electronic Stability Program. Hay còn gọi là ESC (Electronic Stability Program). Hệ thống ESP được thiết lập và trang bị trên xe ô tô với mục đích giúp xe di chuyển ổn định, cân bằng và từ đó đảm bảo tính an toàn khi xe tham gia giao thông.
*Xem thêm: Hybrid car là gì?
Hệ thống này rất cần thiết khi xe vận hành trong điều kiện địa hình hoặc thời tiết không ổn định: mặt đường ướt, trơn trượt do mưa hoặc băng tuyết, có độ bám thấp do nhiều sỏi đá. Hoặc trong những tình huống cần đánh lái gấp để tránh chướng ngại vật. Hệ thống ESP hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của hai công nghệ an toàn là ABS và TCS. Trong đó TCS là từ viết tắt của Traction Control System. Đây là hệ thống kiểm soát lực kéo. Còn ABS là từ viết tắt của Anti-lock Brake System. Là hệ thống chống bó cứng phanh.
*Xem thêm: Logo các hãng xe
Cả hai hệ thống đều có nhiệm vụ kiểm soát độ bám đường của bánh xe. Trong đó ABS sẽ kích hoạt khi xe phanh lại. Còn TCS kích hoạt khi xe tăng tốc đột ngột – điều đặc biệt cần thiết khi xe di chuyển trong điều kiện mặt đường ướt hoặc trơn trượt. Hiện nay, hệ thống cân bằng điện tử ESP được coi như một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về mức độ an toàn của xe hơi. Hệ thống này cũng trở thành trang bị không thể thiếu trên các dòng xe thương mại, đặc biệt là ở Mỹ và Châu Âu.
Các tên gọi khác của ESP là gì
Trên những dòng xe khác nhau, bạn có thể tìm thấy hệ thống cân bằng điện tử được gọi bằng những cái tên khác nhau như:
- ESC (Electronic Stability Control): Trên xe Hyundai; KIA; Honda; VinFast
- DSC (Dynamic Stability Control): Trên xe Rover; Jaguar; BMW
- DTSC (Dynamic Stability Traction Control): Trên xe Volvo
- VSA (Vehicle Stability Assist): Trên xe Acura
- VSC (Vehicle Stability Control) : Trên xe Toyota
- VDC (Vehicle Dynamic Control): Trên xe Subaru; Nissan
*Xem thêm: AWD là gì?
Mặc dù có nhiều tên gọi, nhưng tất cả các hệ thống này đều được sử dụng để đạt được một mục tiêu, đó là giúp người điều khiển đối phó với việc lái xe trên đường trơn trượt, ướt hoặc nhiều sỏi đá – nơi mà khi di chuyển xe dễ bị trôi và mất phương hướng.
Cấu tạo của ESP là gì?
Vậy là chúng ta đã biết ESP là gì? Vậy cấu tạo ESP như thế nào? ESP không hoạt động riêng lẻ một mình, nói đúng hơn ESP là một tổng hệ thống được phát triển dựa trên việc tích hợp nhiều hệ thống khác nhau.
Cấu tạo của ESP nhìn chung sẽ gồm những bộ phận sau đây :
- Bộ xử lý ECU
- Cảm biến áp lực phanh
- Cảm biến bướm ga
- Cảm biến góc lái
- Cảm biến trên bộ gia tốc và tỉ lệ lệch ngang của thân xe
- Cảm biến bộ phận chân ga
*Xem thêm: Cảm biến tốc độ
Vai trò của từng bộ phận cụ thể ESP
- Bộ xử lý ECU: Tiếp nhận thông tin từ các bộ phận cảm biến. Sau đó xử lý những thông tin và đưa ra những phán đoán xử lý kịp thời. ECU chính là “bộ não” của hệ thống này.
- Cảm biến áp lực phanh: Tăng giảm áp lực của phanh bằng cách can thiệp vào hệ thống dầu.
- Cảm biến bướm ga: Nhận diện vị trí hiện tại của bướm ga để quyết định công việc đóng hay mở. Ví dụ khi xe đi xuống dốc, van bướm ga sẽ đóng lại để xe sử dụng chế độ phanh bằng động cơ.
- Cảm biến góc lái: Xác định hướng di chuyển của xe để đo góc đánh lái.
- Cảm biến trên bộ gia tốc và tỉ lệ lệch ngang của thân xe: Truyền thông tin về ECU để kịp thời xử lý trong tình huống xe phải đánh lái gấp vào các khúc cua; dẫn đến tình trạng dễ bị mất lái.
- Cảm biến bộ phận chân ga: Đưa xe về trạng thái cân bằng trong trường hợp người lái xe lỡ đạp lái quá ga so với góc lái.
*Xem thêm: Khoảng sáng gầm xe
Nói một cách dễ hiểu thì hệ thống ESP có mặt trên xe để giúp cho xe đi đúng lộ trình an toàn. Ngoài ra, giúp lái xe kiểm soát tay lái tốt hơn. Khi xe vào cua hay gặp những tình huống khẩn cấp phải đánh tay lái, thì ESP giúp xe không bị trượt hay xảy ra va đập không mong muốn.
Vai trò của hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì
Giữ xe ổn định
Trong khi đang lái xe thẳng về phía trước, có thể, sẽ có lúc bạn phải rẽ sang phải hoặc sang trái bất ngờ do một số tình huống nhất định. Lúc này đây, hệ thống ESP sẽ có nhiệm vụ ra lệnh cho các tính năng an toàn khác phải thực hiện ngay lập tức để xe của bạn vẫn ổn định và lốp xe không bị mất độ bám đường.
Liên tục làm việc mỗi giây
Các hoạt động của bạn trên xe như nhấn chân ga, bẻ lái và phanh đều được ESP điều khiển và giám sát rồi gửi về máy tính trung tâm (ECU) để xử lý. Sau đó, tất cả các quá trình giám sát, đọc dữ liệu và lệnh thực hiện được xử lý chỉ trong vài giây. Quá tinh vi phải không?
*Xem thêm: Xe sedan là gì?
Quản lý công suất của động cơ
Ngoài tính năng ổn định thân xe, ESP còn có thể điều chỉnh linh hoạt lượng công suất trên động cơ. Ví dụ, khi xe của bạn bị kẹt trong bùn, hệ thống ESP sẽ điều chỉnh sự ổn định của công suất từ động cơ đến lốp xe để nó bám đường trở lại, giúp xe của bạn chạy ổn định.
Tối đa hóa vai trò của ABS
Phanh đột ngột có thể gây ra tai nạn khi có các phương tiện khác xung quanh. Việc phanh gấp cũng có thể khiến xe bị mất độ bám đường trong lốp, dễ bị trượt. Khi khoảnh khắc này xảy ra, hệ thống ESP sẽ phản hồi ngay lập tức bằng cách phát tín hiệu cho hệ thống phanh ABS ngay lập tức hoạt động, tạo áp lực lên phanh đĩa để các bánh xe bám đường trở lại.
Hệ thống cân bằng điện tử xe ô tô (ESP) hoạt động như thế nào?
Về cơ bản, hệ thống cân bằng điện tử hoạt động bằng cách can thiệp vào hệ thống phanh giúp cho xe bám đường tốt hơn, tránh nguy cơ mất lái, lật xe trong những tình huống người lái không kịp phản ứng.
Để nhận biết tốc độ và góc đánh lái bánh xe ô tô, hệ thống ESP sẽ thu tín hiệu từ các cảm biến gồm:
- Vehicle speed sensor: Cảm biến tốc độ từng bánh xe
- G sensor: Cảm biến xác định tọa độ trọng tâm của chiếc xe
- Steering angle sensor: Cảm biến góc lái
*Xem thêm: Cruise control là gì?
Những tín hiệu này phát ra sẽ được truyền về hộp ECU điều khiển ESP và sau đó truyền xuống bộ thủy lực (hydraulic Control Unit) để điều chỉnh áp suất dầu phanh ở 4 bánh xe sao cho cân bằng.
Khi phát hiện tình trạng mất ổn định trên một hoặc nhiều bánh xe, bộ điều khiển trung tâm ECU sẽ tự can thiệp bằng cách kích hoạt phanh từng bánh xe một cách tự động (dựa vào hệ thống chống bó cứng phanh ABS) tùy theo điều kiện thực tế hoặc ngắt momen từ động cơ đến các bánh xe (dựa vào hệ thống kiểm soát lực kéo TCS).
Cách nhận biết xe ô tô có trang bị hệ thống ESP là gì
Xe được trang bị hệ thống cân bằng điện tử ESP sẽ có ký hiệu xe ô tô và hai đường gợn sóng hoặc chữ ESP trên bảng đồng hồ hiển thị thông tin xe. Tùy theo từng mẫu xe mà biểu tượng và vị trí của ký hiệu ESP sẽ hiển thị khác nhau cũng như được đặt ở những vị trí khác nhau.
Bạn sẽ không thể phân biệt được chiếc xe nào có hoặc không trang bị hệ thống ESP. Nếu như bạn không đọc thông số kỹ thuật hoặc bước vào khoang lái.
*Xem thêm: CrosSover là gì?
- Thứ nhất, tính năng này được các hãng sản xuất liệt kê rõ ràng ở phần thông số kỹ thuật của xe. Bạn có thể tham khảo trên catalogue của hãng hoặc tìm hiểu trên website.
- Thứ hai, thông thường, hệ thống này có thể bật/tắt theo nhu cầu của người dùng thông qua 1 nút bấm vật lý được bố trí trên khoang lái. Do đó, nếu nút bấm này không xuất hiện trên một chiếc ô tô. Tức là chiếc ô tô đó không được trang bị hệ thống ESP.
Hệ thống cân bằng điện tử ESP có cần thiết đối với người dùng Việt hay không
Cho đến khi bạn thực sự lái một chiếc xe có và không có ESP, vượt quá giới hạn độ bám trên đường và có cơ hội so sánh sự khác biệt. Thật khó để hiểu được tầm quan trọng của hệ thống vượt trội này.
Hệ thống cân bằng điện tử giúp ích nhiều trong việc:
- Ổn định xe khi chạy tốc độ cao, khi lái xe đường trơn, lái xe đường mưa. Hay khi vào cua, khi tránh vật cản đột ngột…
- Trang bị an toàn này cũng hỗ trợ nhiều với những người mới lái xe chưa có nhiều kinh nghiệm. Hay phụ nữ lái xe còn yếu, thiếu bình tĩnh khi gặp huống bất ngờ…
*Xem thêm: ECY là gì?
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ thống cân bằng điện tử ESP góp phần làm giảm 25 – 32% số vụ tai nạn gây thương vong. Con số đó đủ để nói lên rằng, ESP thực sự hữu ích và là hệ thống an toàn quan trọng trên xe ô tô, dù là với người dùng Việt Nam hay ở bất cứ quốc gia nào.
So sánh các hệ thống cân bằng điện tử ESP/ ESC/ DSG/ VSA/ VSC/ VDC/ PSM trên thị trường hiện nay
ESP, ESC hay VSC,… đều là cách gọi cho hệ thống cân bằng điện tử mà mỗi hãng xe có cách định danh khác nhau.
*Xem thêm: HUD là gì?
Số thứ tự | Tên viết tắt | Tên đầy đủ | Tên tiếng Việt | Các hãng xe sử dụng |
1 | ESP | Electronic Stabilization Program | Hệ thống ổn định điện tử |
|
2 | ESC | Electronic Stability Control | Hệ thống điều khiển ổn định điện tử |
|
3 | DSC | Dynamic Stability Control | Hệ thống điều khiển ổn định động học |
|
4 | VSA | Vehicle Stability Assist | Hệ thống hỗ trợ ổn định xe |
|
5 | VSC | Vehicle Stability Control | Hệ thống điều khiển độ ổn định xe |
|
6 | VDC | Vehicle Dynamic Control | Điều khiển động lực học xe |
|
7 | PSM | Porsche Stability Management | Hệ thống kiểm soát ổn định xe Porsche |
|
Có lắp thêm cân bằng điện tử cho ô tô được không?
Hệ thống cân bằng điện tử chỉ phổ biến trong vài năm gần đây. Nên với các xe ô tô cũ, nhất là dòng xe bình dân thường không có trang bị an toàn này. Ngoài ra, với xe mới, một số mẫu xe giá rẻ như: Hyundai i10, Toyota Wigo…Hay các phiên bản giá rẻ như Kia Soluto Deluxe, Mitsubishi Attrage MT & CVT… cũng bị cắt giảm cân bằng điện tử.
Điều này khiến không ít người có ý định tự “độ” cân bằng điện tử cho xe mình. Theo các chuyên gia, không thể tự lắp thêm cân bằng điện tử ở ngoài. Bởi tính năng này chỉ nhà sản xuất mới có thể trang bị được. Do đó kỹ sư thông thường sẽ không thể can thiệp và lắp thêm được.
*Xem thêm: Cách phân biệt SUV và crosSover
Bài viết trên của Hyundai Tây Đô đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì. Tóm lại, hệ thống cân bằng điện tử ESP là một công cụ tuyệt vời giúp giảm đáng kể xác suất xảy ra kết quả không mong muốn nếu lốp của xe bị trượt một cách không kiểm soát. Mặc dù đã được hỗ trợ bởi những tính năng này nhưng điều đó không có nghĩa là bạn lái xe an nhàn hơn mà bạn vẫn phải tập trung và duy trì sự an toàn khi điều khiển.