Hộp số CVT là gì? Có nên sử dụng hộp số cvt không?
Hộp số CVT là gì? Đó một trang bị quen thuộc trên các dòng xe hơi hiện nay. Tuy nhiên, thực chất ý nghĩa, công dụng của hộp số CVT là gì? Hộp số này có bền không? Nó có ưu nhược điểm và sự khác biệt ra sao so với các loại hộp số khác? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay tại bài viết này nhé!
Nội dung
- 1 Hộp số CVT là gì?
- 2 Lịch sử hình thành của hộp số CVT là gì?
- 3 Cấu tạo của hộp số CVT là gì?
- 4 Nguyên lý hoạt động của hộp số CVT là gì?
- 5 Ưu và nhược điểm của hộp số CVT là gì?
- 6 Độ bền của hộp số CVT
- 7 Cách sử dụng hộp số CVT là gì?
- 8 Giải thích các ký hiệu trên hộp số CVT
- 9 So sánh hộp số CVT với hộp số MT:
- 10 So sánh hộp số CVT với hộp số AT:
- 11 Vậy nên sử dụng xe có trang bị hộp số vô cấp hay có cấp?
Hộp số CVT là gì?
CVT là từ viết tắt của Continuously Variable Transmission. tức có nghĩa là hộp số biến thiên vô cấp, còn được gọi tắt là hộp số vô cấp. Ngày nay, loại hộp số này ngày càng xuất hiện nhiều trên những mẫu xe ô tô mới. Phổ biến là các dòng xe cỡ nhỏ, giá thành rẻ. Nhiều dòng xe từ các thương hiệu nổi tiếng như Audi, Nissan, Honda hay GM đều đã áp dụng hộp số này.
*Xem thêm: Logo các hãng xe
Lịch sử hình thành của hộp số CVT là gì?
Năm 1490, Leonardo da Vinci là người đã phác hoạ ra ý tưởng về một hộp số vô cấp. Năm 1886, hộp số con lăn đầu tiên được đăng ký bản quyền phát minh. Và Adiel Dodge đã là người nhận bằng sáng chế của Mỹ về hộp số CVT kiểu con lăn vào năm 1935.
Đến năm 1939, hộp số tự động toàn phần chính thức ra đời. Hộp số này dựa trên hệ thống bánh răng hành tinh. Vào năm 1958, một người Hà Lan tên là Daf đã sản xuất loại hộp số này cho xe ô tô. Chiếc Subaru Justy GL là chiếc xe đầu tiên sở hữu hộp số vô cấp biến thiên được bán ra tại Mỹ vào năm 1989 sau đó.
*Xem thêm: AWD là gì?
Sau đó, chiếc SUV Saturn Vue trở thành mẫu xe đầu tiên của hãng được ứng dụng công nghệ CVT. Tiếp đến là Ford cũng bắt đầu triển khai áp dụng loại hộp số này.
Còn tại Việt Nam, hộp số CVT đã xuất hiện từ rất lâu. Chắc hẳn những người yêu xe ai cũng biết Mitsubishi Lancer Gala là chiếc xe đầu tiên sở hữu. Đến nay, hộp số CVT đã được áp dụng rộng rãi hơn. Ví dụ như: Toyota Vios, Toyota Corolla Altis, Honda City,…
Ngoài việc áp dụng trên xe ô tô, nó còn được xuất hiện trên nhiều phương tiện khác như đầu kéo, xe trượt tuyết và scooter.
Cấu tạo của hộp số CVT là gì?
Khác với hộp số tự động (AT) hay hộp số sàn ô tô (MT). Hộp số vô cấp không hoạt động dựa trên các cặp bánh răng. Mà nó dựa vào hệ thống dây đai truyền cho phép thay đổi liên tục và vô cấp.
Cấu tạo hộp số vô cấp CVT gồm có:
- Dây đai truyền động bằng thép
- Bánh đai chủ động kết nối để nhận mô men từ động cơ. Còn được gọi là pulley đầu vào.
- Bánh đai bị động kết nối đầu ra hộp số. Còn được gọi là pulley đầu ra.
*Xem thêm: Cảm biến tốc độ
Banh đai trong hộp số vô cấp là một hệ pulley với đường kính có thể thay đổi. Hệ pulley này được cấu tạo từ 2 khối hình nón góc nghiêng 20 độ, có đỉnh nằm đối diện nhau. Một nửa pulley nằm cố định, nửa còn lại có thể trượt lên xuống trên trục. Do đó 2 nửa pulley này có thể thay đổi khoảng cách tiến gần lại nhau hoặc tách xa nhau.
Nguyên lý hoạt động của hộp số CVT là gì?
Đối với số tiến
Khi cài số tiến, hệ thống Puly sẽ được điều khiển bởi hệ thống thủy lực. Hệ thống sẽ giúp cho 2 nửa Puly hay còn gọi là bánh đai trở nên bị động và chủ động trượt lên xuống. Khi bánh đai bắt đầu tiến lại gần nhau, thì bán kính của Puly sẽ tăng lên. Khi đó dây đai sẽ được nâng xa khỏi tâm và ngược lại. Còn khi 2 nửa Puly tách ra xa nhau thì bán kính của hệ Puly sẽ giảm xuống. Và lúc này dây đai sẽ nằm giữa 2 nửa Puly và nằm gần tâm hơn.
Việc di chuyển như thế sẽ giúp cho dây đai luôn bám chặt vào và kết nối liên tục với 2 Puly. Tóm gọn lại, tỷ số truyền của hộp số hoàn toàn phụ thuộc vào sự tăng / giảm bán kính của 2 nửa Puly chủ động và bị động.
Đối với “số thấp”: Bán kính của Puly chủ động sẽ nhỏ lại. Còn bán kính của Puly bị động sẽ giảm lại mới tạo ra được “số thấp”
Đối với “Số cao” (High Gear): Bán kính của Puly chủ động sẽ lớn hơn bị động nhằm tạo ra “số cao”.
*Xem thêm: Khoảng sáng gầm xe
Hơn nữa, tên gọi hộp số vô cấp cũng bắt nguồn từ việc 2 hệ Puly bị bộ điều khiển thủy lực làm cho thay đổi bán kính liên tục. Điều này làm cho “tỷ số truyền” bị biến thiên liên tục không có cấp độ hay còn gọi là vô cấp.
Đối với số lùi
Đối với “số lùi” trong hộp số CVT sẽ được lắp thêm 1 bánh răng hành tinh. Ở vị trí của trước đầu vào hệ truyền đai và bộ ly hợp. Việc lắp đặt này rất giống với hộp số tự động (AT). Sau đó, các đầu ra sẽ tự động kết nối với bánh răng mặt trời trong bộ BRHT. Và đầu vào sẽ chủ động kết nối với cần dẫn của các bánh răng hành tinh tạo ra “số lùi”.
Đối với “số lùi” bộ ly hợp kép sẽ đóng vai trò quan trọng. Đó là làm cố định bánh răng vành đai ngoài khiến cho BRHT bên trong quay ngược chiều lại với BRMT. Từ đó mới cho ra số lùi.
Giải thích bánh răng hành tính (BRHT): là một loại bánh răng có cấu tạo khá giống với hệ mặt trời. Có một bánh răng lớn ở trung tâm và 6 bánh răng nhỏ bao quanh và có 1 bánh răng lớn bao bọc ở ngoài. Điều này giống như có 1 mặt trời nằm ở giữa, sau đó có 6 hành tinh nhỏ bao quanh và một vành đai bao bọc bên ngoài.
*Xem thêm: Cruise control là gì?
Ưu và nhược điểm của hộp số CVT là gì?
Ưu điểm của hộp số vô cấp CVT:
- Khi sang số nhờ dải tỷ số triền sẽ tạo cảm giác mượt mà, êm ái, không còn bị giật cục
- Người lái sẽ bớt căng thẳng vì hộp số CVT giúp giảm độ ồn của động cơ
- Nhờ nguyên lý hoạt động tối ưu, nên hộp số có khả năng tiết kiệm nghiên liệu và bảo vệ môi trường rất tốt (nhờ vào việc giảm lượng khí thải ra bên ngoài).
- Người lái sẽ thoải mái, không còn lo sợ bị đuối khi xe tăng giảm tốc độ đột ngột vì hộp số này có khả năng thích ứng rất nhanh và tốt
- Tăng tốc nhanh và giảm thất thoát lực so với các loại hộp số khác.
- Cấu trúc đơn giản, thiết kế gọn gàng, dễ vận hành và hiếm gặp lỗi.
- Tiết kiệm chi phí vì giá thành sản phẩm rẻ, và việc sửa chữa cũng không tốn quá nhiều.
*Xem thêm: CrosSover là gì?
Nhược điểm của hộp số vô cấp CVT:
- Không chịu được mô-men xoắn cao cho nên sẽ khó cảm nhận cảm giác khi chuyển số như thế nào
- Dễ có hiện tượng trượt đại khi truyền công suất lớn
- Khả năng tăng tốc kém hơn một chút vì tỷ số truyền biến thiên vô cấp không được nhanh
- Dây đai có thể bị trượt hoặc kéo giãn. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của hộp số CVT.
Độ bền của hộp số CVT
Mặc dù là một loại trang bị đã quá “thân quen” trên thị trường. Tuy nhiên, hộp số CVT có bền không vẫn là một câu hỏi cần lời giải đáp của nhiều người. Hôp số CVT này không hề có các cấp số. Cho nên, khả năng chuyển số rất mượt và tương đối ổn định. Đồng thời, hộp số giảm hao hụt công suất từ động cơ, tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu.
Nhờ có thiết kế và nguyên lý hoạt động đơn giản nên hộp số ít khi gặp trục trặc về kỹ thuật trong quá trình sử dụng. Thậm chí, nếu được chăm sóc cẩn thận, tuổi thọ của hộp số CVT sẽ kéo dài ít nhất là 5 năm.
*Xem thêm: ECY là gì?
Cách sử dụng hộp số CVT là gì?
Cách sử dụng và điều khiển hộp số vô cấp CVT cũng tương tự như cách sử dụng của hộp số tự động. Người lái chỉ đơn giản điều chỉnh cần số về đúng vị trí và lựa chọn chế độ lái phù hợp. Không cầu kỳ trong việc chuyển đổi số như số sàn, công việc chuyển số nay đã được tự động hoá, khiến người lái cảm thấy thoải mái hơn vì không phải đạp côn sau nữa.
*Xem thêm: HUD là gì?
Giải thích các ký hiệu trên hộp số CVT
Trên hộp số CVT có một vài ký hiệu tương tự như hộp số AT (tự động) có nghĩa như sau:
P: chế độ dừng/đậu hoặc đỗ xe. Chỉ thao tác khi xe dừng hẳn.
- R: chế độ lùi xe. Sử dụng khi cần thiết
- N: chế độ tự do. Khi kích hoạt động cơ và hộp số sẽ bị ngắt kết nối. Sử dụng khi xe bị hư hỏng cần đẩy hoặc kéo đến nơi sửa chữa xe.
- D: chế độ chạy xe. Sử dụng thường xuyên nhất.
*Xem thêm: Caster là gì?
Một số ký hiệu khác trên hộp số CVT:
- M+/-: chế độ số tay. Đây là các cấp số ảo được thiết lập cho người lái nào yêu thích cảm giác lái thể thao, chế độ này sang và chuyển số hoàn toàn bằng tay.
- S+/-: chế độ lái thể thao. Chế độ này cũng tương tự như chế độ M+/- nhưng cảm giác lái hăng hái và hứng khởi hơn.
- L: chế độ số thấp. Tăng độ hãm của xe, chế độ này được bật khi tải hàng, vận chuyển đồ nặng hoặc leo đèo / xuống dốc.
So sánh hộp số CVT với hộp số MT:
Hai hộp số CVT và hộp số sàn MT thì hoàn toàn khác nhau, cụ thể về điểm khác biệt như sau:
- Hộp số sàn MT thì người lái hoàn toàn phải đặt tay lên cần số liên tục bởi các thao tác chuyển số, vào số đều phụ thuộc vào cần số và người lái. Hộp số này mang đến cảm giác lái chuyên nghiệp hơn, mặc dù tốn nhiều công sức hơn.
- Hộp số vô cấp CVT: Mọi hoạt động vào số, chuyển số đều được thực hiện tự động. Người lái nhàn rỗi và thoải mái hơn nhưng không mang lại cảm giác lái xe thực thụ.
*Xem thêm: Cách phân biệt SUV và crosSover
So sánh hộp số CVT với hộp số AT:
Trên thực tế, hộp số CVT và hộp số tự động AT vẫn được gọi chung là hộp số tự động. Bởi vì cả hai đều hoạt động và điều khiển tự động hoá, bằng hệ thống thuỷ lực. Điểm khác nhau giữa hộp số vô cấp và hộp số tự động AT này là:
- Hộp số vô cấp CVT: Có thể thay đổi tỷ lệ truyền động liên tục mà không phân chia theo từng cấp số. Nó hoàn toàn hoạt động dựa trên dây đai truyền động.
- Hộp số tự động AT: Thay đổi tỷ lệ truyền động nhưng phải tuân theo các cấp số được chia như 4,5,6,… Và nó hoạt động dựa trên hệ thống bánh răng.
Vậy nên sử dụng xe có trang bị hộp số vô cấp hay có cấp?
Nếu bạn yêu thích cảm giác di chuyển xe mượt mà, tiết kiệm nhiên liệu thì hộp số vô cấp CVT chính là lựa chọn lý tưởng nhất. Đây là loại hộp số được khuyến khích dùng nhất khi di chuyển trong điều kiện cơ sở hạ tầng tốt.
*Xem thêm: Turbo là gì?
Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác lái xe một cách chân thực. Hộp số AT chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Qua những thông tin và đánh giá chi tiết về hộp số CVT, cùng với so sánh với các loại hộp số khác. Chắc hẳn bạn đã biết hộp số CVT là gì? Và nguyên lý hoạt động cũng như điểm mạnh, điểm yếu của nó là gì. Từ đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình hơn nhé!