Home Phone Custom Custom Scroll Top

Động cơ Turbo là gì? Một số lưu ý khi đi xe động cơ Turbo

Trang chủ » Tin tức » Cẩm nang xe » Động cơ Turbo là gì? Một số lưu ý khi đi xe động cơ Turbo

Chắc hẳn khi đọc những bài viết liên quan đến xe cộ thì chúng ta cũng rất hay bắt gặp cụm từ “động cơ Turbo” hay “Turbo tăng áp”…. Vậy động cơ turbo là gì? Tại sao chúng lại quan trọng với các loại động cơ xe hơi, xe tải, và các dòng xe chuyên dụng như máy kéo, xe nâng hàng. Phải chăng Turbo chỉ có chức năng tăng sức mạnh động cơ? Trong bài viết này Hyundaicantho sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ nhất về Turbo.

Động cơ Turbo là gì?

Bộ tăng áp động cơ ô tô (Turbocharger – gọi tắt là turbo). Đây là một loại thiết bị cảm ứng cưỡng bức. Nhằm giúp tăng công suất động cơ đốt trong bằng cách đưa thêm không khí nén vào buồng đốt. So với động cơ hút khí tự nhiên, động cơ lắp thêm turbo có thể đưa nhiều không khí hơn.

Động cơ turbo
Động cơ turbo

*Xem thêm: Logo các hãng xe 

Nói một cách dễ hiểu, công dụng của turbo tăng áp là tăng công suất động cơ mà không cần phải tăng số lượng hay dung tích xi lanh trong động cơ. Áp suất thông thường trong không khí là 1 at. Với turbo tăng áp, áp suất nén sẽ tăng thêm khoảng từ 0,408 – 0,544 at. Như vậy theo lý thuyết, turbo tăng áp giúp công suất động cơ tăng lên khoảng 50%. Còn trên thực tế, công suất động cơ cũng được tăng thêm từ 30 – 40%.

Cấu tạo động cơ Turbo

Động cơ Turbo tăng áp khá phức đơn giản với thiết kế hình xoắn ốc. Cấu tạo của động cơ này gồm có các bộ phận:

  • Ổ bi
  • Trục dẫn
  • Trục turbo
  • Cánh bơm
  • Tuabin.

Các chức năng cấu tạo cụ thể như sau:

Tìm Hiểu động Cơ Bi Turbo
Động cơ turbo

*Xem thêm: AWD là gì?

  • Trục Turbo: Đây là bộ phận gắn kết giữa cánh quạt turbine và nén khí. Với chức năng là truyền động năng từ quạt tua bin sang quạt nén khí.
  • Cánh quạt tua bin: Giúp cho trục turbo có thể quay và tạo sự chuyển động của quạt nén khí.
  • Cánh quạt nén khí: Giúp đưa lượng không khí vào bên trong buồng đốt.
  • Vỏ nén khí: Đây là bộ phận có hình xoắn ốc. Giúp cánh quạt có thể quay và đưa luồng khí thải ra bên ngoài máy.
  • Vỏ hút khí: Bộ phận này cũng có hình xoắn ốc, được bao quanh quạt nén khí.
  • Ổ bi đỡ: Đây là bộ phận được thiết kế nằm ở 2 đầu trục turbo. Chức năng của nó vừa nâng đỡ, vừa cố định trục động cơ. Ngoài ra còn giảm ma sát và tăng tốc độ quay của trục và quạt.
  • Bộ phận làm mát: Đây là bộ phận được kết nối với turbộ. Chức năng: Giúp làm mát hệ thống bằng không khí. Ngoài ra, còn giúp giảm mức nhiệt của khí nén khí đưa vào buồng đốt.

Nguyên lý hoạt động của động cơ Turbo

Nguyên lý động cơ turbo
Nguyên lý hoạt động của động cơ turbo

*Xem thêm: Cảm biến tốc độ

  • Động cơ Turbo tăng áp là kiểu động hoạt động dựa trên cơ chế nén khí vào trong các động cơ.
  • khí sinh ra đó là không khí được nén vào xilanh nhiều hơn, kéo theo là nhiên liệu được đưa vào động cơ nhiều hơn.
  • Từ đó mỗi kỳ nổ của xylanh diễn ra, công suất được sản sinh ra nhiều hơn.
  • Nếu so sánh với một động cơ có cùng kích cỡ dung tích xilanh, thì động cơ sử dụng tăng áp Turbo sẽ sản sinh ra công suất lớn hơn.
  • Theo nguyên lý trên, để có thể tăng khả năng nạp khí, các Turbo tăng áp sử dụng một dòng lưu lượng khí xả từ động cơ để làm quay trục Turbo.
  • khi hệ thống turbo quay, khí được nén và nạp vào buồn đốt nhiều hơn. điều này làm tăng công suất động cơ lên rất nhiều so với động cơ thường
Động cơ turbo là gì
Động cơ turbo

Phân loại động cơ Turbo

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Turbo là gì, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của chúng. Vậy Turbo có mấy loại, và chúng khác nhau ra sao? Trên thực tế có 3 loại Turbo phổ biến bao gồm: Single Turbo, Twin-scroll Turbo và Twin-Turbo/Bi-Turbo, cụ thể như sau:

1. Single Turbo là gì?

Single Turbo là loại Turbo tăng áp đơn, chúng là loại Turbo có cấu tạo truyền thống, và cũng là loại Turbo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đặc biệt với các loại động cơ dầu diesel, động cơ xăng. Chúng có ưu điểm là lắp đặt đơn giản, hiệu suất cao, phù hợp với động cơ nhỏ. Chúng được sử dụng nhiều cho các dòng xe oto 4 chỗ, moto,…

*Xem thêm: Khoảng sáng gầm xe

2. Động cơ Twin-scroll Turbo

Twin-scroll Turbo
Twin-scroll Turbo

Twin-scroll Turbo hay Turbo tăng áp cuộn kép. Chúng là loại Turbo được trang bị cho động cơ đốt trong, nhưng thay vì 1 ống tuabin, thì loại Turbo này được trang bị tới 2 ống. 2 ống Tuabin được nối trực tiếp với 2 ống xả riêng biệt. Loại Turbo này được sử dụng cho các loại động cơ từ 4 xi lanh trở lên. Việc trang bị Turbo tăng áp cuộn kép cho động cơ giúp tận dụng tối đa lượng khí thải ra từ động cơ. Từ đố tăng hiệu suất nén của Turbo, tăng hiệu suất động cơ.

*Xem thêm: Xe sedan là gì?

3. Động cơ Twin-Turbo/Bi-Turbo

Twin-turbo hay còn gọi là Turbo tăng áp kép. Đây là loại động cơ được trang bị cùng lúc 2 bộ Turbo truyền thống. Người ta có thể sử dụng cùng lúc 2 Turbo có cùng kích thước hoặc khác kích thứ nhau. Loại động cơ Turbo tăng áp kép chỉ được sử dụng cho các động cơ V6, V8,…

Động cơ Turbo có tốt cho xe của bạn không?

Với các quy định chặt chẽ hơn về tiết kiệm nhiên liệu, các nhà sản xuất ô tô sử dụng động cơ tăng áp trong ngày càng nhiều ô tô . Với một turbo tăng áp, các xe có thể có một động cơ nhỏ hơn và sử dụng ít nhiên liệu khi coasting, chạy không tải hoặc tham gia giao thông stop-and-go. Khi cần, một bộ tăng áp sẽ hoạt động và cung cấp thêm năng lượng.

Twin-scroll Turbo
Động cơ turbo tốt cho xe

*Xem thêm: Cruise control là gì?

Làm thế nào để turbo quay nhanh?

280.000 vòng / phút. Tua bin trong một bộ tăng áp xe hơi điển hình phải quay cực kỳ nhanh . Trong khi động cơ ô tô của bạn quay, ở hành trình, ở khoảng 2.000 vòng / phút, tuabin của một tuabin có thể đạt tốc độ quay hơn 280.000 vòng / phút.

Thợ lắp turbo thì tốn bao nhiêu tiền? Nói tóm lại, các chi phí của tăng áp một chiếc xe sẽ chạy bất cứ nơi đâu từ khoảng $ 500 nếu bạn chỉ cần thay thế hiện tuabin trên xe của bạn, cho đến khi nhiều như $ 5,000 – hoặc nhiều hơn – nếu bạn đang bắt đầu từ đầu và thêm một cao – gắn bộ tăng áp vào động cơ hút khí tự nhiên của bạn.

*Xem thêm: CrosSover là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của động cơ Turbo

Bất kì một thiết bị nào cũng tồn tại ưu và nhược điểm riêng. Với Turbo cũng vậy, chúng ta có thể dễ thấy rằng chúng mang lại lợi ích to lớn trong việc cải thiệt hiệu suất động cơ, tiết kiệm nguyên liệu. Vậy còn những ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng nào của Turbo mà bạn chưa biết, cùng tìm hiểu nhé

Bộ tăng áp
Bất kì một thiết bị nào cũng tồn tại ưu và nhược điểm riêng.

*Xem thêm: ECY là gì?

Ưu điểm

  • Tối ưu được tốt nhiên liệu cháy hoàn toàn trong động cơ, dẫn đến công suất động cơ tăng
  • Giảm thiểu được lượng khí thải từ động cơ ra ngoài môi trường
  • Công suất tăng nhưng kích thước động cơ vẫn giữ nguyên, điều này đồng nghĩa xe không bị tăng trọng lượng giúp xe đi chuyển nhẹ nhàng hơn.
  • Độ xoáy khiến nhiên liệu đốt được trộn đều và cháy hoàn toàn, dẫn đến giảm lượng tiêu hao nhiên liệu đáng kể.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn 1 số nhược điểm như:

  • Khiến tăng hiệu suất của động cơ, dẫn đến piston và trục khuỷu phải đủ cứng và bền.
  • Lượng nhiệt sinh ra từ động cơ cũng khá lớn nên hệ thống làm mát phải được đặc biệt chỉnh chu.
  • Khi xe sử dụng Turbo tăng áp thì vòng tua máy cũng sẽ tăng đáng kể dẫn đến phải thay dầu thường xuyên để tránh làm hỏng những phần bên trong như xéc-măng hay thành xylanh bị biến dạng…
  • Chi phí sửa chữa chắc chắn sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều động cơ thông thường.
Single Turbo
Chi phí sửa chữa chắc chắn sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều động cơ thông thường

*Xem thêm:Xe cơ giới là gì? 

Các triệu chứng lỗi Turbo là gì?

Có một số dấu hiệu bạn có thể để ý để biết bộ tăng áp của mình có bị nổ hay không:

Mất điện

Nếu bạn nhận thấy rằng xe của bạn không tăng tốc mạnh mẽ như trước đây hoặc phản ứng chậm với đầu vào của bạn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy turbo của bạn đang bị lỗi.
Tương tự, một chiếc xe tăng áp gặp khó khăn trong việc duy trì tốc độ cao hoặc không thể đạt được tốc độ một lần có thể đang gặp phải lỗi turbo.

*Xem thêm: HUD là gì?

Động cơ lỗi

Một trong những ưu điểm bất ngờ của bộ tăng áp là nó thực sự làm cho động cơ hoạt động êm hơn. Vì nó ngăn chặn âm thanh của khí nạp. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu nghe thấy một tiếng động lớn, rên rỉ – giống như tiếng máy khoan của nha sĩ. Hoặc tiếng còi cảnh sát – thì đó là một triệu chứng tiềm ẩn của sự cố turbo. Khi lỗi trở nên nghiêm trọng hơn, tiếng ồn sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Động cơ turbo
Các triệu chứng lỗi Turbo

*Xem thêm: Off road là gì?

Xả khói

Khi dầu rò rỉ vào hệ thống xả, nó tạo ra khói màu xanh / xám đặc biệt khi dầu cháy hết. Điều này có thể gây ra bởi một vết nứt trong vỏ turbo hoặc các vòng đệm bên trong bị hỏng.
Nếu triệu chứng này là do bộ tăng áp gây ra, bạn có nhiều khả năng nhìn thấy những làn khói đổi màu này khi vòng quay động cơ tăng lên ngay sau khi chạy không tải.

*Xem thêm: Caster là gì?

Các lưu ý khi đi xe có trang bị turbo

Xe turbo có bền hay không phần lớn sẽ do cách vận hành và bảo dưỡng. Do đó để kéo dài tuổi thọ động cơ, người dùng nên lưu ý một số điều sau:

1. Hạn chế di chuyển ngay sau khi nổ máy

Động cơ ô tô hiện đại ngày nay do sử dụng hệ thống phun xăng điện tử nên sẽ không cần phải để xe nổ máy quá lâu trước khi di chuyển. Tuy nhiên, nếu dùng xe động cơ tăng áp thì theo nhiều chuyên gia khuyên vẫn nên cho xe vận hành không tải vài phút rồi mới lăn bánh.

 

 

 

 

 

 

 

 

Xe huyndai Cần Thơ
Nên lưu ý khi đi xe có trang bị turbo

Nguyên nhân do turbo tăng áp sử dụng dầu bôi trơn chung với động cơ. Khi xe vừa nổ máy, dầu động cơ còn nguội (đặc hơn) nên lưu chuyển chậm hơn. Và lúc này dầu cũng cần thời gian để bơm lên. Vì thế, hiệu quả bôi trơn động cơ lẫn turbo không tốt.

*Xem thêm: Cách phân biệt SUV và crosSover

Nhiệt độ lý tưởng để dầu lưu chuyển bôi trơn các chi tiết là từ 80 – 95 độ C. Nên cho xe nổ máy từ 2 – 3 phút trước khi lăn bánh.

2. Không tắt máy ngay sau khi dừng

Với xe dùng động cơ tăng áp thì nên hạn chế điều này. Bởi với động cơ tăng áp, nhiệt độ sinh ra rất cao. Nếu tắt động cơ đột ngột khi động cơ còn nóng, dầu trong động cơ sẽ không được lưu chuyển mà chỉ tiếp xúc cục bộ ở một số vị trí nóng. Vì thế khi đi xe turbo, người lái nên chú ý giảm tốc độ vài kilomet trước điểm đến. Sau khi dừng xe nên để xe nổ máy từ 2 – 3 phút sau đó mới tắt máy.

*Xem thêm: Hybrid car là gì?

3. Tránh chạy xe ở vòng tua máy quá thấp

Bộ turbo tăng áp được dẫn động bởi khí xả động cơ. Nếu động cơ vận hành ở vòng tua máy quá thấp, turbo sẽ không đạt được ngưỡng vòng quay nhất định. Điều này đồng nghĩa công suất xe sẽ không đạt được mức tối ưu nhất.

Động cơ turbo là gì
Tránh chạy xe ở vòng tua máy quá thấp

*Xem thêm: Xe suv là gì?

4. Lưu ý về dầu bôi trơn

Turbo tăng áp sử dụng chung dầu bôi trơn với động cơ. Ở một số xe tăng áp, dầu không bị hao hụt đáng kể trong một chu kỳ thay. Nhưng ở một số xe khác, lượng hao hụt dầu cao hơn bình thường nên cần bổ sung định kỳ.

5. Thay lọc xăng đúng hạn

Nếu lọc xăng bị bẩn, xăng bị nhiễm tạp chất sẽ lọt vào buồng đốt, tỉ lệ hỗn hợp xăng và không khí bị sai lệch. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng khí xả và trực tiếp gây hại không nhỏ cho turbo. Do đó cần kiểm tra và thay lọc xăng ô tô định kỳ đúng hạn.

*Xem thêm: ESP là gì?

Như vậy, trên đây là một số thông tin hữu ích về động cơ turbo. Điểm mấu chốt là, Turbo tăng cường mã lực và cho phép bạn lái một chiếc xe mạnh mẽ hơn trong khi vẫn duy trì mức tiết kiệm nhiên liệu tốt. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!